Cùng tham dự có Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến; lãnh đạo Quốc hội, các đại biểu Quốc hội.
Tại triển lãm, Chủ tịch nước Lương Cường, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các đại biểu Quốc hội đã nghe giới thiệu về lịch sử ra đời của tờ Nhật báo Quốc hội; tham quan 15 số của Nhật báo Quốc hội.
Cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ngày 6/1/1946, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một sự kiện lịch sử trọng đại, mở đầu cho quá trình xây dựng chế độ dân chủ mới ở nước ta.
Thành công của cuộc Tổng tuyển cử là kết quả của sự đoàn kết, đấu tranh anh dũng, hi sinh của toàn thể nhân dân Việt Nam và đóng góp không nhỏ của báo chí cách mạng trong công tác tuyên truyền, vận động quần chúng, trong đó có Nhật báo Quốc hội.
Nhật báo Quốc hội là tờ báo mang dấu ấn đặc biệt chỉ phát hành trong thời gian ngắn (từ 17/12/1945 - 6/1/1946) do Ban phụ trách Tổng tuyển cử ở Bắc bộ xuất bản với nội dung chủ yếu là đưa tin rộng rãi về mục đích, ý nghĩa của cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội khóa I; hướng dẫn, cổ vũ quần chúng tham gia ứng cử và bầu cử; đấu tranh phê phán sự xuyên tạc của các lực lượng đối lập nhằm phá hoại cuộc bầu cử.
Mặc dù chỉ phát hành 15 số và hoạt động trong 21 ngày nhưng Nhật báo Quốc hội đã góp phần quan trọng vào việc tuyên truyền cho cuộc Tổng tuyển cử.
Triển lãm gồm 2 phần: Phần I - Nhật báo Quốc hội với Tổng tuyển cử đầu tiên (6/1/1946); Phần II - Trưng bày Bộ sưu tập gốc 15 số của Nhật báo Quốc hội.
(Nguồn: vietnamplus)Link: https://www.vietnamplus.vn/chu-tich-nuoc-va-chu-tich-quoc-hoi-tham-quan-trien-lam-ve-nhat-bao-quoc-hoi-post986884.vnp
" alt=""/>Chủ tịch nước và Chủ tịch Quốc hội tham quan triển lãm về Nhật báo Quốc hộiĐối với hợp đồng truyền thống, doanh nghiệp thường phải mất từ 5 - 8 ngày làm việc và bỏ ra chi phí khoảng từ 50.000 - 80.000 đồng (bao gồm chi phí in ấn, lưu trữ, vận chuyển…) để hoàn thành một bộ hợp đồng. Chưa kể đến những trường hợp bất khả kháng như đợt dịch Covid-19 bùng phát, việc vận chuyển các hợp đồng gặp nhiều trở ngại.
Trong khi đó, khi sử dụng phần mềm MobiFone eContract, doanh nghiệp chỉ mất từ vài giây cho việc trình ký và ký kết hợp đồng. Về chi phí, khi làm một phép tính đơn giản: nếu một năm, doanh nghiệp phát sinh 500 hợp đồng, các chi phí liên quan có thể lên tới 40 triệu đồng. Trong khi chi phí cho phần mềm hợp đồng điện tử chỉ khoảng 15% con số này.
Bên cạnh đó, tính năng ký đồng loạt nhiều hợp đồng của MobiFone eContract cũng giúp doanh nghiệp thúc đẩy nhanh quá trình ký kết, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh...
Ký kết tiện dụng, linh hoạt
Với đặc trưng là hợp đồng điện tử, MobiFone eContract cho phép người dùng ký kết hợp đồng ở mọi lúc mọi nơi mà không cần gặp mặt trực tiếp hay lo người cầm con dấu vắng mặt. Người dùng cũng có thể ký kết trên nhiều thiết bị điện tử như: điện thoại, máy tính bảng, máy tính…
Ngoài ra, MobiFone eContract còn hỗ trợ nhiều hình thức ký như: chữ ký số HSM, USB Token, SIM CA đa nhà mạng, eKYC, ký ảnh kèm SMS OTP. Mỗi chữ ký số mã hóa có thể dùng được cho nhiều điểm giao kết hợp đồng thay cho việc phải ký chữ ký tay, đóng dấu.
Nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời đại số
Hợp đồng điện tử có thể giúp doanh nghiệp tiếp cận, giao dịch và trao đổi thông tin với nhiều đối tác trong cùng một thời gian. Đối với các đối tác nước ngoài, đây cũng là một công cụ giao dịch hữu ích trong thời đại số giúp không bị cản trở bởi địa lý, múi giờ… Điều này sẽ tạo điều kiện cho các chủ thể giao kết hợp đồng, đặc biệt là hợp đồng thương mại điện tử, có thể hợp tác, quản lý, tận dụng tối đa mọi cơ hội kinh doanh.
Để phù hợp với nhu cầu của nhiều đối tượng, MobiFone cũng thiết kế nhiều gói giải pháp hợp đồng điện tử khác nhau.
Quỳnh Anh
" alt=""/>Hợp đồng điện tửPhát biểu tại cuộc gặp mặt, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh truyền thống hào hùng của phụ nữ Việt Nam đóng góp lớn trong công cuộc bảo vệ, xây dựng đất nước, được Bác Hồ tặng 8 chữ vàng "Anh hùng - Bất khuất - Trung hậu - Đảm đang".
Với gần 50 triệu người, chiếm 50,1% dân số cả nước, tham gia lực lượng lao động đạt 78,2%, Việt Nam nằm trong nhóm các nước có tỷ lệ nữ tham gia chính trị đứng đầu thế giới.
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 có: 151 đại biểu Quốc hội trúng cử là phụ nữ đạt 30,26%; cao nhất từ Quốc hội khóa XI trở lại đây.
Điểm lại những thành quả nổi bật của Quốc hội từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến nay, Chủ tịch Quốc hội ghi nhận, biểu dương sự đóng góp quan trọng của các cơ quan của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, trong đó có các nữ đại biểu Quốc hội chuyên trách, các nữ Vụ trưởng, công chức, viên chức, người lao động của Văn phòng Quốc hội, Viện Nghiên cứu lập pháp.
Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, năm 2025 là năm "tăng tốc" để hoàn thành kế hoạch kinh tế - xã hội 5 năm; tạo tiền đề để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng; chuẩn bị cho Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV.
Quốc hội cũng chuẩn bị cho cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031 và hiện nay, các cơ quan của Quốc hội đang khẩn trương chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 8 khai mạc ngày 21/10 tới.
Trong bối cảnh đất nước đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, Quốc hội sẽ quyết sách những vấn đề kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân.
Chủ tịch Quốc hội mong muốn, các nữ đại biểu Quốc hội chuyên trách, các nữ Vụ trưởng, công chức, viên chức, người lao động của Văn phòng Quốc hội, Viện Nghiên cứu lập pháp tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, tích cực đóng góp cho hoạt động của Quốc hội, trong đó, tập trung đóng góp ý kiến để Quốc hội xem xét, quyết định thông qua các dự án luật, nghị quyết, ban hành các cơ chế, chính sách thuộc thẩm quyền kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong phát triển, đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, tăng cường phân cấp, phân quyền.
Các nữ đại biểu Quốc hội, nữ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Văn phòng Quốc hội, Viện Nghiên cứu lập pháp luôn đoàn kết, chung sức, chung lòng, trở thành một khối vững mạnh; phát huy cao độ trí tuệ, trách nhiệm, nhiệt huyết, tài năng và bản lĩnh, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội.
Tại cuộc gặp mặt, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội, Chủ tịch nhóm Nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XV Nguyễn Thúy Anh cho biết, nhóm Nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam được thành lập lần đầu tiên vào năm 2008.
Từ đó đến nay, dù nữ đại biểu hoạt động ở nhiều cương vị khác nhau, có đại biểu đảm nhiệm vị trí lãnh đạo cấp cao, có đại biểu công tác ở các Bộ, ban, ngành và các tổ chức trung ương, có đại biểu ở địa phương, cơ sở…, nhưng các nữ đại biểu Quốc hội luôn gần gũi, gắn bó với cử tri, nỗ lực phản ánh tâm tư, nguyện vọng của cử tri đến với Quốc hội, trau dồi chuyên môn, vươn lên trong công tác, ngày càng khẳng định vị thế, vai trò.
Với nhiều hoạt động đa dạng, phong phú từ các hoạt động lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, đến các hoạt động đối ngoại, hoạt động từ thiện, an sinh, văn hóa, xã hội, nhóm Nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam đã đạt được những thành tựu, kết quả tích cực, được ghi nhận cả ở trong và ngoài nước.
Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội nhấn mạnh, sự quan tâm, ủng hộ của các Chủ tịch Quốc hội, lãnh đạo Quốc hội đã, đang và sẽ là nguồn động lực to lớn, khích lệ các nữ đại biểu Quốc hội tiếp tục phát huy truyền thống, tinh thần trách nhiệm cao để thể hiện tiếng nói của phụ nữ, đáp ứng ngày càng tốt hơn nữa những yêu cầu mới trong hoạt động của Quốc hội; tiếp tục là cầu nối để gắn kết với các cơ quan của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội; cầu nối gắn kết Quốc hội với cử tri.
Lê Tuyết(VOV.VN)Link: https://vov.vn/chinh-tri/chu-tich-quoc-hoi-gap-mat-nu-dai-bieu-quoc-hoi-hoat-dong-chuyen-trach-post1128571.vov
" alt=""/>Chủ tịch Quốc hội gặp mặt nữ đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách